Trầm Hương Hỷ Lạc

Vì sao thực hành Phật pháp chân thật có thể giải trừ khổ đau?

Ngày 04/05/2024

 

Bỏ ác làm lành

Người thực hành Phật pháp hiểu rằng mọi sự trên đời vận hành theo quy luật nhân quả nhiều đời. 

"Không ai đang khổ đau mà chưa từng gây khổ đau cho người khác, chúng sinh khác. Không ai đang hạnh phúc mà chưa từng mang lại hạnh phúc cho người khác, chúng sinh khác. 

Không ai gây đau khổ cho người khác, chúng sinh khác mà sẽ không gặp đau khổ. Không ai tạo hạnh phúc cho người khác, chúng sinh khác mà sẽ không nhận lại hạnh phúc."

Bởi vậy, người tu tập Phật pháp "không làm những điều ác, làm tất cả điều lành". Nhờ vậy, họ ngừng gieo nhân khổ đau và tích tập nhân cho hạnh phúc.

 

Trí tuệ chấp nhận sự thật

Khổ đau không đến từ bản thân sự việc, tình huống. Khổ đau đến từ tâm lý chống lại, không chấp nhận được điều gì đó đã, đang hay sẽ xảy ra. Càng chống lại sự thật thì càng khổ đau. 

Ví dụ, sự kiện phải chia ly người mình yêu thương có thể là khổ đau tột cùng đối với người này, nhưng cũng có thể là lẽ tự nhiên có gặp gỡ có chia ly đối với người khác; đôi khi lại là phước lành khơi dậy lòng biết ơn, trân quý sâu sắc những gì đang có đối với người khác nữa. 

Người thực hành Phật pháp được trao cho giáo pháp về bản chất cuộc đời. Bản chất cuộc đời là vô thường, không có gì tồn tại mãi mãi, nên chuyện thay đổi là đương nhiên. Bản chất cuộc đời là nhân quả, gieo nhân thì gặt quả, mình từng gieo nhân khổ nên nhận quả khổ là đương nhiên. Bản chất cuộc đời là bất toại nguyện, không bao giờ toại nguyện, nên chuyện trái ý xảy ra là đương nhiên. 

Những sự thật căn bản đó giúp cho người tu có trí tuệ, bản lĩnh để thấu hiểu cuộc đời, buông bỏ tâm lý chống lại, để chấp nhận trong hoà bình, thông cảm, yêu thương. Vì vậy, mà người tu giải trừ được bớt khổ đau trong tâm hồn mình.

 

Trí tuệ giải thoát

Phật pháp trao cho người thực hành con đường để giải thoát mọi khổ đau, bằng cách thấu hiểu và chứng nghiệm sự thật "vô ngã".

Sâu sắc hơn, chúng sinh khổ đau bởi tin rằng thân này là của tôi, tâm này là của tôi; có tôi ở đâu đó đằng sau thân tâm này đang tạo ra suy nghĩ, điều khiển lời nói hành động, nhận biết mọi thứ đang xảy ra. Tin có tôi như vậy, nên khi có bất kỳ điều gì gây tổn hại đến tôi, như chuyện khen chê, được mất, vinh nhục, vui khổ, thì tôi sẽ đau khổ. Tin có tôi như vậy, nên cũng là một sự kiện, nhưng xảy ra với người khác thì tôi thấy bình thường, thậm chí là chủ đề thú vị để bình luận rôm rả, nhưng xảy ra với tôi thì đau đớn khôn cùng.

Người thực hành Phật pháp suy ngẫm, thiền định, kiểm chứng xem tôi là ai, có tôi ở đâu không, tôi có phải là thân tâm này không... và nhận ra sự thật "vô ngã" (không có "tôi"), "vô ngã sở" (không có gì là "của tôi"). Nhờ đó, giải thoát khỏi đau khổ.

 

"Chiến thắng vạn ma quân

Không bằng thắng chính mình

Thuật chiến thắng chính mình

Thuật chiến thắng tối thượng.”

(Kinh Pháp Cú)

 

Trí tuệ tận hưởng

Không những có thể giải thoát mọi khổ đau, người thực hành Phật pháp chân chính có thể tận hưởng mọi trạng thái vui buồn của đời sống này - Đại Lạc, Đại Toàn Thiện, Chân Như,  Niết Bàn, Tánh Biết... 

Không đơn thuần là không còn khổ đau mà còn là suối nguồn của niềm vui, tận hưởng, phúc lạc, bởi họ có thể nhận ra bản chất thật sự của mình - là hạnh phúc, là toàn thiện, là nhận biết không sinh không diệt.

Xin kính cẩn ngợi ca chư Phật, biết ơn lòng từ bi của Người đã kiến tạo con đường giải thoát cho chúng con.

 

 

Nghệ thuật thưởng trầm – lối vào thực tại an vui

Ngày 09/05/2024

Thực tại an vui là gì? Thực tại an vui, có thể được hiểu nôm na là Hiện tại – là tài sản chân thật nhất,...

Xem thêm

5 cách dụng trầm tối đa hiệu quả

Ngày 30/01/2024

  Ngày nào Trầm hương Hỷ Lạc cũng dùng hương trầm, sáng trầm, chiều trầm, tối về nhà cũng trầm, vì càng lúc càng hiểu thêm...

Xem thêm

Hương đạo - nghệ thuật thưởng hương

Ngày 25/01/2024

Bên cạnh Kiếm đạo, Trà đạo, Hoa đạo, người Nhật cũng phát triển nghệ thuật thưởng hương đến mức độ tinh hoa, đậm chất thiền...

Xem thêm

NHẬP THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ CHÚNG TÔI

phone 0797 895 899

Giỏ hàng