Trầm Hương Hỷ Lạc

Hương đạo - nghệ thuật thưởng hương

Ngày 25/01/2024

Bên cạnh Kiếm đạo, Trà đạo, Hoa đạo, người Nhật cũng phát triển nghệ thuật thưởng hương đến mức độ tinh hoa, đậm chất thiền là Hương đạo. Hương đạo được đánh giá cao bởi sự tao nhã, thanh lịch, kiên nhẫn của người thưởng thức.

Mặc dù thưởng hương bằng khứu giác nhưng thay vì sử dụng cách nói "ngửi hương", người Nhật lại nói là “nghe hương”. "Nghe hương" còn có ý nghĩa “lắng đọng 5 giác quan để thưởng thức bằng cả tâm hồn”.

Thưởng hương không thể ngửi qua loa mà cần một quá trình tĩnh tâm, chậm rãi, bình thản. Thưởng hương, cũng giống như là thiền hương - nương vào hương thơm mà chú tâm vào những gì đang hiện diện, trở về giây phút ở đây bây giờ.

Sự hình thành Hương đạo 

Sự hình thành của Hương đạo gắn liền với quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản. Khởi thủy của Hương đạo Nhật Bản được ghi chép trong sử sách là vào năm 595 và các cột mốc lần lược như sau:

Thời kỳ Asuka (592 – 710): Bấy giờ có một phiến gỗ lớn trôi dạt vào bờ biển đảo Awajishima thuộc tỉnh Hyogo, được người dân trên đảo mang về làm củi, nhưng khi cho vào bếp lò họ vô cùng kinh ngạc với hương thơm tỏa ra từ đó và quyết định tiến dâng lên Thiên hoàng Suiko.

Thời kỳ Nara (710 – 794): Đến năm 752 cùng với đạo Phật, các công thức bào chế hương liệu gồm trầm hương, xạ hương, nhu hương, quế bì đã được thiền sư Giám Chân của nhà Đường truyền bá vào Nhật Bản.

Thời kỳ Heian (749 – 1185), tầng lớp quý tộc Nhật Bản bắt đầu hứng thú với việc thưởng hương. Sự kết hợp các loại hương liệu được quy định theo mùa. Mỗi thay đổi dù rất nhỏ trong thành phần hương liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến chất hương. Trong thời kỳ này, việc tặng hương liệu kèm theo một bài thơ cho nhau rất phổ biến.

Thời Kamakura (1185 – 1333), giới Samurai thâu tóm quyền lực và dần được quý tộc hóa bằng những thú vui tao nhã của giới quý tộc. Nghệ thuật hương đạo từ thời kỳ này có sự kết hợp độc đáo giữa tinh thần võ sĩ đạo và triết lý Thiền của đạo Phật.

Thời kỳ Muromachi (1333 – 1603), Nhật Bản triền miên trong biến loạn. Cảm nhận một cách sâu sắc về sự vô thường của quyền lực và kiếp người sau những mất mát, hoang tàn của chiến tranh, những bậc hiền nhân đã kiến tạo nên nghệ thuật hương đạo mang đậm triết lý về vẻ đẹp vô thường, cảm thức mùa của người Nhật. Cuối thời Muromachi, nghệ thuật thưởng hương được phát triển thành hai trường phái chính: trường phái Oie (御家流) do quý tộc Sanetaka Sanjonishi sáng lập, có đặc trưng là chú trọng vào tính chất của hương; và trường phái Shino (志野流) do một võ sĩ tên Soshin Shino sáng lập, chú trọng vào nghi thức thưởng hương.

Thời kỳ Edo (1603 –1868): Hương đạo phát triển mạnh mẽ trong xã hội Nhật Bản. Những dụng cụ phục vụ cho nhu cầu thưởng thức Hương đạo được chế tác tinh xảo. Đây cũng được coi là thời kỳ vàng son của nghệ thuật hương đạo.

Hương trầm - Hương đạo

Trầm hương chiếm một vị trí quan trọng trong Hương Đạo bởi dịu nhẹ, trầm lắng, dược tính tốt lành. Bà Fusako Imaizumi, trưởng phái Hương đạo Shino, Nhật Bản phân loại hương trầm như sau: "Hương trầm được chia thành 6 loại, bao gồm 5 vị đến từ 6 nước: hương trầm từ Việt Nam có vị đắng, từ Thái Lan có vị ngọt, từ Malacca và Malaysia không vị, từ Bồ Đào Nha có vị mặn, từ Indonesia có vị chua và từ ấn Độ có vị cay."

Người chơi trầm nương theo làn hương để thanh tẩy mình khỏi những tạp niệm, tận hưởng sự tĩnh lặng giữa cuộc sống ồn ào.

- Tổng hợp từ nhiều nguồn -

Nghệ thuật thưởng trầm – lối vào thực tại an vui

Ngày 09/05/2024

Thực tại an vui là gì? Thực tại an vui, có thể được hiểu nôm na là Hiện tại – là tài sản chân thật nhất,...

Xem thêm

5 cách dụng trầm tối đa hiệu quả

Ngày 30/01/2024

  Ngày nào Trầm hương Hỷ Lạc cũng dùng hương trầm, sáng trầm, chiều trầm, tối về nhà cũng trầm, vì càng lúc càng hiểu thêm...

Xem thêm

Hương đạo - nghệ thuật thưởng hương

Ngày 25/01/2024

Bên cạnh Kiếm đạo, Trà đạo, Hoa đạo, người Nhật cũng phát triển nghệ thuật thưởng hương đến mức độ tinh hoa, đậm chất thiền...

Xem thêm

NHẬP THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ CHÚNG TÔI

phone 0797 895 899

Giỏ hàng