Trầm Hương Hỷ Lạc

Vi diệu trầm hương – xông, uống và ăn

Ngày 25/03/2023

Thọ thiên địa chi khí, tẩy vũ trụ chi trược, giáng khí trừ đàm, thiện trị phế phủ, chỉ tả bổ dương, thị là thế thượng trân chi giả.” Đó là đoạn tóm tắt y lý của trầm hương, trích trong sách gia truyền của cung đình nhà Nguyễn được ông Ưng Viên lưu giữ. Tạm dịch: “Tích tụ khí thiêng của trời đất, tẩy trừ mọi thứ ô uế trong không gian, có tác dụng giáng khí trừ đàm, chữa các bệnh thuộc phế phủ, chữa các bệnh về tiêu hóa, bài tiết, thận và tim mạch, chính là thứ trân quý nhất”.

Nhà Nguyễn được cho là gia tộc dụng trầm số 1 ở Việt Nam, tính từ Nguyễn Hoàng trở đi. Ông Ưng Viên là cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mệnh, hiện sống ở TP.HCM như một ẩn sĩ âm thầm chữa bệnh cứu người bằng thuốc nam và khả năng dụng trầm của ông được xem là đạt đến trình độ “xuất thần”.

Tẩy vũ trụ chi trược

Trầm hương là hội tụ của linh khí đất trời.” (Phủ Biên Tạp Lục – Lê Quý Đôn)

Trầm trong thiên nhiên có tác dụng khử độc không khí, trừ lam chướng, làm trong sạch môi trường sống. Người xưa biết rõ điều này nên mới tổng kết: “tẩy vũ trụ chi trược”. “Khử uế một cách triệt để, ngoài trầm hương không thứ gì giải quyết được”, ông Ưng Viên khẳng định. 

Vào năm 2008, một tàu của Mỹ chở thuê hải sản tải trọng 1 vạn tấn, khi cập cảng Nhà Bè (TP.HCM), cảng vụ phát hiện tàu bị ô nhiễm nặng (mùi hôi thối quá mức), nên không cho phép xuất cảng vì theo quy định quốc tế thì tàu phải được xử lý ô nhiễm mới được rời khỏi cảng. Kỹ thuật khử uế của người Mỹ trên tàu không giải quyết được. Cảng vụ phải mời các chuyên gia của một viện từ Hà Nội vào xử lý cũng không xong.

Người phụ trách công việc ở cảng có quen biết với ông Ưng Viên nên mời ông thử xử lý giúp. Ông Ưng Viên đồng ý, với một điều kiện: các thủy thủ phải uống một thứ rượu có pha nguyên liệu xử lý tàu. Quá khiếp với điều kiện này, nhưng thấy người ở cảng “gương mẫu” uống trước, các thủy thủ cũng uống.

Phải sau 1 ngày 1 đêm, ông Ưng Viên đã giúp xử lý sạch con tàu bằng hai phương pháp: nửa phun, nửa xông. Các thủy thủ vô cùng kinh ngạc về kết quả trên đã gọi điện cám ơn ông rối rít và vui mừng cho biết sau khi uống thứ rượu đó sáng ngủ dậy trong người lại khỏe ra. Rượu đó chính là rượu pha trầm. 

Phương pháp của ông là di sản gia truyền “Bí mật quân lương và khử uế tàu chiến” của cung đình nhà Nguyễn. Chất liệu căn bản của nó là trầm hương và trà.

Phương thuốc quý giá

Trầm có tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe con người, theo 3 con đường: xông, uống và ăn.

Những nghiên cứu khoa học mới đây về trầm của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng xác nhận trầm Việt Nam có dược tính tốt nhất, chứa nhiều hoạt chất mà trầm các nơi khác không có.

Trước đây, từ Việt Nam, trầm được dùng làm cống phẩm đưa sang Trung Quốc. Trong các cống phẩm, trầm hương là thứ quý nhất. Tất nhiên các thầy thuốc giỏi nhất được cống theo để “hướng dẫn cách sử dụng”. Và từ đây, trầm hương đã theo con đường tơ lụa sang Trung Cận Đông, Địa Trung Hải...

Về y lý, hương trầm xông lên có tác dụng điều khí, rất tốt cho sức khỏe. “Xông hương trầm thường xuyên không bị máu đông ở động mạch, phổi không bị nghẽn, xoang không bị viêm, không u bướu, không liệt dương liệt âm lãnh cảm…”

Theo ông Ưng Viên, môi trường ô nhiễm hóa chất và thức ăn công nghiệp hiện nay khiến cho các bệnh về hô hấp và tiêu hóa gia tăng. Hai phương thang: Ôn tì bình vị (gồm trầm, xuyên bối mẫu, toàn quy, thăng ma, bạch truật…) và Kiện tì tiêu thực (gồm trầm, xuyên khung, bạch truật, toàn quy, liếu tiếu thảo…) có thể giải quyết triệt để các bệnh này, không tái phát.

Các thang “Thanh khí ôn phế”, “Điều huyết dưỡng khí”, “Nhứt dâm cửu dựng”, “Ôn dương cố thận” chữa những bệnh về đường hô hấp, khí huyết, bổ dương, đều dùng trầm làm vị chủ. 

Theo Lê Trần Đức trong sách “Thân thế và sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông” (1971), từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên nhân dân ta đã dùng trầm hương để phòng và chữa bệnh. Vào thế kỷ thứ  XIV, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về trầm hương: “Vị cay, khí rất thơm, tính ấm, thông quan, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày, bổ nguyên dương, tiêu hoá.”

Trong tác phẩm Lĩnh Nam bản thảo (quyển thượng và quyển hạ) thuộc bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông cũng như trong sách “Tủ thuốc nhân dân” (1953 - 1954) của Võ Văn Hưng; “Việt Nam dược vật thực dụng” (1957) của Đỗ Phong Thuần; “Đông y gia truyền” (1957) của Lê Văn Khuyên; “Dược liệu Việt Nam” (1978); “Y học Cổ truyền dân tộc” ( tập II - 1985) của Trường Đại học Y dược Hà Nội; “Hiểu biết cơ bản về phương dược theo Y học cổ truyền” (1983) của Nguyễn Trung Hoà; “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (tái bản năm 2004) của GS Đỗ Tất Lợi và nhiều tài liệu khác về dược liệu, đông y, đều cho trầm hương là dược liệu quý, sử dụng trong hàng trăm bài thuốc y học cổ truyền, chữa bệnh rất hiệu nghiệm.

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.hoitramhuongvietnam.org/thong-tin-tram/cong-dung-cua-tram-huong.html

https://thanhnien.vn/bi-an-tram-huong-ky-2-tho-thien-dia-chi-khi-185367566.htm


https://thanhnien.vn/bi-an-tram-huong-ky-3-dung-tram-185367548.htm

 

Viết bình luận của bạn

Nghệ thuật thưởng trầm – lối vào thực tại an vui

Ngày 09/05/2024

Thực tại an vui là gì? Thực tại an vui, có thể được hiểu nôm na là Hiện tại – là tài sản chân thật nhất,...

Xem thêm

5 cách dụng trầm tối đa hiệu quả

Ngày 30/01/2024

  Ngày nào Trầm hương Hỷ Lạc cũng dùng hương trầm, sáng trầm, chiều trầm, tối về nhà cũng trầm, vì càng lúc càng hiểu thêm...

Xem thêm

Hương đạo - nghệ thuật thưởng hương

Ngày 25/01/2024

Bên cạnh Kiếm đạo, Trà đạo, Hoa đạo, người Nhật cũng phát triển nghệ thuật thưởng hương đến mức độ tinh hoa, đậm chất thiền...

Xem thêm

NHẬP THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ CHÚNG TÔI

phone 0797 895 899

Giỏ hàng