Hương của Niết Bàn
Trầm hương là một phần của nhiều nền văn hoá cổ xưa nhất trên thế giới, đóng vai trò như hương thơm thanh khiết, sâu thẳm để đạt được sự tĩnh tại, giác ngộ và bình an nội tâm, thông qua thiền định và các nghi lễ thiêng liêng.
Trầm hương được nhắc đến trong nhiều văn bản Kinh Vệ Đà, Sahih Muslim, Charaka Samhita, Torah, Bhagavat Gita, Sushruta Samhita, kinh sách Hồi giáo và Tin Mừng.
Ấn Độ giáo
Trầm hương là hương thơm yêu thích của thần Krishna – vị thần của sự bảo vệ, lòng trắc ẩn, tình yêu, trí tuệ và là một trong những vị thần được tôn kính và ca tụng rộng rãi trong các vị thần Ấn Độ Giáo.
Phật giáo
Kinh Di Lan Đà vấn đạo cũng chỉ ra sự tương đồng của trầm hương với Niết Bàn qua 3 đặc điểm: (1) thật khó tìm thấy, (2) thơm hương tuyệt đối, (3) ai ai cũng ưa chuộng và ca tụng. Vì thế, hương thơm của trầm được gọi là “mùi hương của Niết Bàn” (scent of Nirvana).
Các Phật tử thường cúng dường hương trầm lên ban thờ Phật thể hiện lòng thành kính và sử dụng hương trầm trong các thời thiền để giúp tâm dễ dàng đi vào an tĩnh.
Thiên Chúa Giáo
Trong Kinh Thánh Tân Ước, Phúc Âm của Gioan, sau khi chịu khổ hình đóng đinh trên cây thập giá để gánh tội cho nhân loại, thân thể quý báu của Chúa Giêsu Kitô đã được xức bằng hỗn hợp nhựa thơm và trầm hương. Cũng theo lịch sử Công giáo, nghi thức xông trầm được truyền tụng trong Thánh lễ chờ Chúa Giêsu phục sinh tại Jerusalem vào cuối thế kỷ thứ 4. Theo đó, người ta đã đốt rất nhiều bình trầm hương xung quanh ban thờ, cho hương thơm tinh khiết lan toả khắp không gian linh thiêng của toà thánh.
Ngày nay, chúng ta vẫn thường thấy sự xuất hiện của bình hương trầm trên tay các tu sỹ trong nhiều nghi lễ ở nhà thờ.
Hồi giáo
Trầm hương đã in dấu trong nhiều trang tiên tri và giáo huấn Hadith của nhà tiên tri Muhammad (“Peace and Benediction Upon Him”). Ngài nói rằng: “Những người đầu tiên bước chân vào thiên đường sẽ rạng rỡ như ánh trăng rằm, và những người theo sau họ sẽ lấp lánh như ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Trầm hương sẽ được sử dụng ở nơi trung tâm của họ.” Ngài đặc biệt yêu thích và thường xuyên sử dụng trầm hương trong các nghi lễ đạo Hồi.
Thói quen xông trầm đã được cộng đồng Hồi giáo chính thống tuân theo cho đến tận ngày nay.
Đời sống hiện đại áp lực cũng khiến cho những người phi tôn giáo sử dụng trầm hương như một liệu pháp hương thơm hữu hiệu, tạo ra khoảng trống tĩnh lặng cho tâm trí, bình an cho tâm hồn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.plantationsinternational.com/medicinal-powers-agarwood-oud-oil/